![]() |
Ra mắt iPod Hi-Fi:Ngay sau khi iPod được tung ra và thu hút được sự chú ý của người dùng, Apple đã cho ra mắt sản phẩm iPod Hi-Fi. Với giá 349 USD cho một sản phẩm phát nhạc từ iPod và không có tính năng gì nổi bật, kể cả chất lượng âm thanh. iPod Hi-Fi nhanh chóng trở thành quả bom xịt. Tháng 9/2007, Apple quyết định khai tử iPod Hi-Fi bởi doanh số thảm hại. |
![]() |
MobileMe:Tiền thân của iCloud là MobileMe được Apple tung ra vào tháng 1/2000. Mang ý tưởng là giúp người dùng đồng bộ hóa dữ liệu trên các thiết bị máy tính Mac và iPhone, nhưng khởi đầu thảm hại của MobileMe đã khiến Steve Jobs phải tập hợp nhân viên lại và trách móc. Việc chuyển dữ liệu giữa các thiết bị chậm chạp, đồng thời chi phí dịch vụ cao đã khiến Apple phải dừng dự án vào năm 2012 và bắt đầu lại với iCloud. |
![]() |
Chuột máy tính kị dị: Con chuột vi tính đi kèm với máy tính iMac G3 mang tên gọi Hockey Puck do hình dáng kì lạ của nó. Khi giới thiệu sản phẩm, Steve Jobs nói đây sẽ là chuột tốt nhất mà người dùng từng sử dụng. Nhưng Hockey Puck nhận phản ánh không tích cực từ người dùng như cảm giác khó chịu khi sử dụng, vướng víu, không hiệu quả. |
![]() |
CPU G4 Cube:từng được Apple chào bán với giá 1599 USD. Máy sử dụng chip Power PC G4 tốc độ 500 MHz, RAM 1G, card đồ họa ATI Rage Pro 16MB, Nividia GeForce2 MX 32MB và có các cổng kết nối ngoại vi. Tuy nhiên người dùng sẽ phải tự mua các thiết bị còn lại như màn hình, bàn phím, chuột. Mức giá quá cao của G4 Cube đã khiến người dùng phải lắc đầu ngao ngán. |
![]() |
Mâu thuẫn với Eric Schmidt:được Steve Jobs tin tưởng và nhận chiếc trong ghế hội đồng quản trị của Apple vào tháng 8/2006, cựu giám đốc điều hành của Google Eric Schmidt đã từng lên sân khấu và ca ngợi sản phẩm iPhone vào những ngày đầu nó được ra mắt. Thế nhưng, mâu thuẫn giữa Google và Apple ngày càng tăng cao khi lần lượt Android, Chrome OS lần lượt ra đời để cạnh tranh với iPhone và iOS. Tháng 8/2009, Eric Schmidt từ chức và rời khỏi ghế hội đồng quản trị của Apple. |
Ván 2- FNC thắng EDG: FNC đã chủ động tập trung dồn toàn lực để khắc chế vị trí của Koro1 và họ đã thành công toàn diện. Người đi đường trên của EDG đã liên tục phải nằm xuống và toàn bộ số điểm hạ gục quan trọng đó đều rơi vào tay của Febiven để anh chàng đi đường giữa của FNC nhanh chóng tận dụng và lăn cầu tuyết mạnh mẽ giúp cho hạt giống số 1 châu Âu có được chiến thắng thứ hai liên tiếp.
GameSao sẽ đồng hành cùng với độc giả ở ngày thi đấu đầu tiên của CKTG 2015 qua những trận đấu được phát sóng trực tiếp trên kênh Youtube của VETV.
![]() |
Công ty Baili của Trung Quốc cáo buộc Apple sao chép thiết kế smartphone 100C của họ (ảnh) để tạo nên iPhone 6 và iPhone 6 Plus. Ảnh: Engadget |
Sau khi Apple bị Cục quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản, phát thanh, phim và truyền hình Trung Quốc cấm cung cấp các dịch vụ iBooks Store và iTunes Movies tại nước này hồi tháng 4, Táo khuyết lại tiếp tục "gặp hạn" vì bị một công ty Trung Quốc đâm đơn kiện vi phạm bản quyền thiết kế.
Baili, một hãng di động vô danh có trụ sở ở Thâm Quyến, Trung Quốc mới đây đã lên tiếng cáo buộc Apple sao chép thiết kế smartphone 100C của họ để tạo nên thế hệ iPhone gần đây nhất.
Mọi chuyện trở nên nghiêm trọng khi Văn phòng quản lý sở hữu trí tuệ Bắc Kinh kể từ đó ra quyết định yêu cầu Táo khuyết ngừng bán các mẫu điện thoại iPhone 6 và iPhone 6 Plus tại Bắc Kinh, với lí do người tiêu dùng bình thường không thể phân biệt "những khác biệt nhỏ" giữa thiết kế của chúng với 100C.
Tất nhiên, Apple và đối tác phân phối thiết bị thẳng thừng bác bỏ những cáo buộc trên. Họ cũng xúc tiến một khiếu nại hành chính nhằm đảo ngược lệnh cấm trên. Song, nếu tính tới nỗ lực thất bại trước đó của Táo khuyết ở Trung Quốc, hãng công nghệ Mỹ dự kiến sẽ cần rất nhiều may mắn mới có thể thắng được vụ kiện này.
Tạm thời, iPhone 6 và iPhone 6 Plus hiện vẫn sẽ tiếp tục được bán ở Trung Quốc cho tới khi nhà chức trách địa phương đưa ra kết luận giải quyết khiếu nại của Apple.
Tuấn Anh(Theo Engadget)
" alt=""/>Công ty Trung Quốc kiện Apple sao chép thiết kế iPhone 6